Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

LỘ TRÌNH 990 TOEIC DÀNH CHO NGƯỜI MẤT GỐC

 
Các em thân mến, giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu học TOEIC là giai đoạn khiến các em hoang mang nhiều nhất vì không biết định hướng việc học TOEIC từ đâu. Chính vì vậy, dựa trên những lộ trình trước đây, cô đã biên soạn lại "Lộ trình tự học TOEIC cho người mất gốc" phiên bản 2018 với những điều chỉnh và cập nhật mới hơn trong nội dung ôn tập cho phù hợp với các bạn mất gốc. Các em cùng tham khảo nhé.
Tham khảo thêm:
Trước hết, khi bắt đầu học TOEIC, các em nên hiểu rõ về kỳ thi này:TOEIC là gì? Tại sao cần học TOEIC? Cấu trúc đề thi TOEIC như thế nào?...
Cô đã tổng hợp tất tần tật các thông tin về kỳ thi TOEIC trong link dưới đây, các em cùng tham khảo nhé: Thông tin chung về kỳ thi TOEIC: Xem TẠI ĐÂY
Cô tin rằng, dù các em học bất cứ chứng chỉ thì điều quan trong nhất vẫn là ĐỊNH HƯỚNG: học từ đâu? học cái gì? học như thế nào? dùng tài liệu gì?...Cô đã chia các mức mục tiêu phù hợp với từng trình độ để hướng dẫn các bài học cụ thể để các em dễ dàng theo dõi và học tập nhé!

I. 0-200: Bắt đầu từ con số 0

Thời gian mà cô mong muốn các bạn dành cho level này là khoảng 1.5 đến 2 tháng. Như một tờ giấy trắng, các em cần học những TỪ VỰNG TOEIC và NGỮ PHÁP TOEIC cơ bản nhất
Các điểm ngữ pháp mà các em ưu tiên tập trung gồm:

A. Tenses (thì):

Lại là thì, nhưng thì gắn với động từ. Và động từ trong một câu thì bao giờ cũng gắn liên với việc nó diễn ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.

Ví dụ nhé: Nếu cô nói với một anh chàng nào đó là: I love you. (Thực ra anh chàng đó là chồng cô ý mà, ngày nào cũng nói các em ạ). Vậy động từ mà cô dùng ở đây là “Love”, diễn ra ở hiện tại, thể hiện một sự thật hiển nhiên :D
Thế nhưng nếu cô dùng câu I loved you, thì có nghĩa là em đã từng yêu anh, giờ không còn nữa, dùng ở thì quá khứ đơn. Câu này chỉ nói với bạn trai cũ thôi các em ạ.
Còn câu I will love you (forever), cô sẽ dùng để nói với em Nhím và các em bé tương lai khác của cô, rằng: mẹ sẽ yêu con mãi mãi, nói về những việc sẽ diễn ra ở tương lai.
Vậy rõ ràng, việc dùng động từ theo các thì trong Tiếng Anh không phải vì người bản ngữ muốn thế, mà vì bản thân chúng ta muốn thế.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng các em đừng tham lam học nhiều thì cũng một lúc. Đừng nóng vội nhé. Học từng thì một vì đây là thời gian xây dựng nền tảng, chậm mà chắc mới tốt. Trong tiếng Anh có rất nhiều thì, nhưng những thì mà cô kì vọng các em dành nhiều thời gian và công sức nhất (bởi vì những thì này hay dùng, phổ biến trong đời sống và công việc), theo thứ tự quan trọng bao gồm:
  1. Các thì đơn (Hiện tại đơn – Present simpleQuá khứ đơn – Past simpleTương lai đơn – Future simple)
  2. Các thì tiếp diễn (Hiện tại tiếp diễn - Present continuousQuá khứ tiếp diễn - Past continuousTương lai tiếp diễn - Future continuous)
  3. Các thì hoàn thành (Hiện tại hoàn thành - Present PerfectQuá khứ hoàn thành - Past perfectTương lai hoàn thành - Future Perfect)
  4. Động từ khuyết thiếu (Modal verb – chính là các từ như can, may, must..)

B. Part of the speechCác bộ phận của một câu

Gồm các loại từ hết sức cơ bản: Adjective (Tính từ), Noun (Danh từ), Pronoun (Đại từ), Adverb (Trạng từ), Articles (Mạo từ), Preposition (Giới từ).
Một số bạn thắc mắc tại sao không có Verb (Động từ) đúng không? Đấy chính là những bài học về thì mà các em đã học từ trước rồi. Ngoài ra còn liên quan đến một nội dung nữa là: Sentence structure (Cấu trúc câu), chúng mình nên học ở giai đoạn thứ 2 nhé.
Song song với việc luyện tập các kiến thức ngữ pháp, các em cũng nên để tai mình làm quen với Tiếng Anh. Phương pháp nghe mà cô áp dụng ở level này là chọn những bài tập dễ thở, nghe để bắt từ, chép lại từ, mở tape script (tức là phần ghi lại những gì người ta nói) để chép lại câu đầy đủ, nghe đến khi thuộc cả câu, thuộc theo kiểu nhắm mắt vẫn có thể nhớ người ta nói gì các em ạ. Tức là mỗi câu các em cần nghe khoảng ít nhất 3-4 lần. Kĩ năng nghe có thể lên rất nhanh, phụ thuộc vào mức độ thường xuyên mà các em dành cho việc nghe.Cô kì vọng các em sẽ dành ít nhất là 30 phút – 1h mỗi ngày để luyện nghe nhé.Nếu dành nhiều hơn, các em sẽ đạt kết quả nhanh hơn. Dễ mà đúng không các em?
>> Dưới đây là một số sách các em NÊN HỌC, trong biển sách tràn lan trên thi thị trường nhé:
1. Ngữ pháp Tiếng Anh (Tác giả: Mai Lan Hương – Nguyễn Thanh Loan): Ưu điểm của quyển này là có tiếng Việt, sẽ không làm các em vã mồ hôi như mấy quyển sách toàn bằng Tiếng Anh. Gồm đầy đủ những phần mà cô gợi ý cho các em.Tuy nhiên, phần về các Thì bị gộp lại thành 1 bài, cô sợ sẽ hơi đồ sộ và phân tích không được kĩ. Các em nên tìm hiểu thêm từng thì trên Internet và làm thêm các bài tập ở ngoài cho kiến thức được chắc hơn.
➨ Download tài liệu: Ngữ pháp Tiếng Anh
2. Grammar in Use 4: Cực kì nhiều, cực kì đầy đủ, đến mức độ quá nhiều, các em nhớ chọn những chủ điểm mà cô đã nêu ra thôi nhé. Vì đây là một một quyển từ điển ngữ pháp dành cho người học tiếng Anh, tức là nội dung ngữ pháp gì cũng có, có nhiều phần nâng cao không phù hợp với sức đề kháng của các bạn mới bắt đầu đâu nhé.
➨ Download tài liệu: Grammar in Use 4
3. ABC TOEIC: Gồm 2 cuốn là ABC TOEIC Listening Comprehension (Nghe) và Reading Comprehension (Đọc). Bộ sách đơn giản, giống như giới thiệu các bạn mới chập chững bắt đầu luyện thi TOEIC, nên các em đừng lo bị nản trong quá trình học nhé. Là một quyển sách tốt để ôn cả từ vựng và luyện nghe.Cô chú ý thêm là những từ vựng trong sách đều là thói quen của bài thi TOEIC tức đều là những từ chọn lọc rồi nhé.
Cô ưu tiên các bạn trình độ 0-200 nhiều quá, và chia sẻ nhiều vì các bạn hay sợ hãi và dễ bỏ cuộc. Cố lên các em nhé. Các bạn ở các Level khác cũng đừng ghen tị nhé!

II. Lộ trình học TOEIC 200 – 500:


Đây là trình độ mà cô gọi là Pre-TOEIC các em ạ. Trình độ của các em giờ không được gọi là a bờ cờ nữa rồi. Chắc chắn về các thì trong Tiếng Anh, và những bộ phận cơ bản của câu rồi, nội dung tiếp theo mà các em cần học gồm các nội dung ngữ pháp như sau:
1. Sentence structure – Cấu trúc câu, giúp các em ăn điểm các câu về từ loại: Noun, Adj, Adv…
Ví dụ: The weather today is … hot.
A. believe        B. believable               C. unbelievable                       D. unbelievably
Dù phía trước từ cần điền là “be”, rất nhiều bạn rất nhanh chọn tính từ B hoặc C. Tuy nhiên sau đó mình còn một tính từ là từ hot -> Từ cần điền là Trạng từ do Adv + Adj. Vậy đáp án là D.
Một cách học đúng là cách học không cần dịch nhiều, thậm chí không cần dịch, mà vẫn chọn được đáp án đúng các em nhé.           
2. Conjunction:Từ nối
3. Relative Clause: mệnh đề quan hệ
4. Conditional: Câu điều kiện, đặc biệt là câu điều kiện loại 1, vì đây là câu điều kiện hay xuất hiện nhất trong bài thi TOEIC.
5. Passive voice: Câu bị động
Đến giai đoạn này, cô chia sẻ luôn với các em về cách học từ vựng, sao cho lâu quên và sát với bài thi nhất. Ngắn gọn lắm: Học theo cụm. Cô lấy ví dụ nhé:
Từ meet (v) chỉ có nghĩa là gặp khi trong công thức meet somebody. Đặc biệt, meet with somebody: gặp, bàn bác, đàm phán với ai, mang nghĩa trang trọng, khá quen mặt trong bài thi TOEIC.
Tuy nhiên, meet (v): đáp ứng + something. Các cụm ăn điểm: meet the requirements: đáp ứng được yêu cầu, meet the deadline: đáp ứng được hạn chót, meet the demand: đáp ứng được yêu cầu…
>> GỢI Ý: Một số sách ngữ pháp TOEIC các bạn nên tham khảo thêm
  • Very easy TOEIC: Bộ sách phù hợp với trình độ của các bạn lắm lắm. Sau khi đã có những kiến thức cơ bản ở level 0-200, cuốn sách này sẽ dễ nuốt hơn so với việc học nó ngay từ đầu các em nhé. Sách gồm cả kĩ năng đọc và nghe.
➨ Download tài liệu: Very easy TOEIC (PDF)
➨ File nghe Audio: TẢI NGAY
  • Starter TOEIC: Các em cũng có thể ôn thêm bộ Starter TOEIC nhưng mà bỏ phần từ vựng của sách này đi vì nội dung khá khó so với trình độ này và không sát với bài thi TOEIC cho lắm nhé.
➨ Download tài liệu: Starter TOEIC
Từ 350 đến 500 các nội dung ngữ pháp nâng cao bạn cần quan tâm gồm:
Rút gọn mệnh đề quan hệ
Đảo ngữ của câu điều kiện: Đặc biệt là đảo ngữ của câu điều kiện loại 1.
Nhân tiện đây cô chia sẻ luôn một thói quen của bài thi TOEIC vậy nhé. Cô có một câu ví dụ như thế này:
….. anyone come late for the meeting, please advise our staff.
A. If                B. Should        C. May                        D. When
Nhìn vào câu này rất nhiều bạn chọn thật nhanh, đáp án A. If, dấu hiệu là “please”
Tuy nhiên động từ come đang để ở dạng nguyên thể, trong khi câu đúng phải là “If anyone comes..” do chủ ngữ anyone là chủ ngữ số ít.
Đáp án đúng và là thói quen ra đề là B. Should, vì ta có công thức Should S + V (nguyên thể)
Các trường hợp đặc biệt của câu bị động/ Phân biệt động từ dạng chủ động và bị động
>> GỢI Ý: Ngoài những sách ngữ pháp ở trên, các em có thể tham khảo một số bộ sách sau:
  • 600 essential words for the TOEICBộ sách từ vựng kinh điển cho những người học TOEIC. Tuy nhiên, từ vựng là vô biên, học cái gì, học làm sao, học như thế nào mới là những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả việc học của các em. Những chủ đề mà cô kì vọng các em sẽ học thật sâu vì quá quen thuộc:
1. General Business
2. Office issues
3. Restaurant and events
4. Travel
5. Entertainments
➨ Link download (600 essential words for the TOEIC)
Download tài liệu: 600 essential words for the TOEIC
Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép những cụm từ là THÓI QUEN của đề thi nhé các em. Dưới đây là tập hợp 1 số Link download các cụm từ đó.
  • Adjective collocations – Cụm tính từ
➨ Download tài liệu: Adjective collocations
  • Adverb collocations – Cụm trạng từ
➨ Download tài liệu: Adverb collocations
  • Noun collocations – Cụm danh từ
➨ Download tài liệu: Noun collocations
  • Verb collocations – Cụm động từ
➨ Download tài liệu: Verb collocations
  • Bộ sách luyện kĩ năng: TOEIC Rainbow, Big step TOEIC 1,2
  • Bộ sách luyện đề: Ở giai đoạn này các em nên bắt đầu luyện đề, nên chọn những bộ đề dễ như Economy Vol 1, hoặc bộ Finish TOEIC (Reading và Listening riêng) nhé. 
➨ Link download (Economy volume 1) :  
Download tài liệu: Economy volume 1
➨ Link download (Finish TOEIC):
Download tài liệu: Finish TOEIC
Sau khi làm đề, ngoài việc check đáp án thật kĩ, các em cũng cần có một người học cùng, xem và giải thích những lỗi sai của mình. Có vậy vừa điểm vừa tăng, vừa học được thêm từ mới nữa nhé.

III. Lộ trình học TOEIC 500 – 650 - 750 điểm

Ngoài việc nắm chắc các nội dung ngữ pháp cả cơ bản và mở rộng, các em nên tập trung vào từng kĩ năng và luyện đề thường xuyên hơn.
Từ vựng: Bắt đầu học vào các chủ đề sâu hơn trong môi trường làm việc, gồm các chủ đề sau trong cuốn 600 essential words for the TOEIC:
1. Personnel
2. Purchasing
3. Finance and Budgeting
4. Management issues
Bộ sách luyện kĩ năng:
  • Big step 3: Độ khó cao, không quá dễ thở, như Big step 1,2. Tuy nhiên não người cũng như cơ vậy, muốn “to, đẹp, hiệu quả” thì phải chịu những căng thẳng nhất định rồi J
  • TOEIC ICON Intensive: Tên sách có chữ Intensive, tức là không nhẹ nhàng, nhưng càng học càng thấy lên, vì từ vựng và nội dung rất phù hợp các em nhé.
  • Sách luyện đề:
➨ Link download (Economy Volume 2)
Download tài liệu: Economy Volume 2
Với trình độ 750+, các em cần tập trung để giải quyết những câu khó của cả 2 phần. Một vài bộ sách cô gợi ý cho các em làm thêm:
  • Reading: TOEIC Intensive Reading
  • Listening: TOEIC Training Reading Comprehension 860: Có bộ từng vựng đi theo cụm rất sát đề, chia sẻ về những bẫy mà các em hay mắc phải, đồng thời cũng có các bài tập để các em luyện tập và áp dụng luôn.
  • Economy volume 3
➨ Link download (Economy volume 3)
Download tài liệu: Economy volume 3
  • Bộ Longman Actual test: Đánh giá của cô là bộ này khó hơn bộ Economy. Xét về mặt sát đề hay không thì bộ Economy cô vẫn đánh giá cao và sát hơn bộ Longman. Tuy nhiên bộ Longman có mức độ khó cao hơn bộ Economy, mang nhiều thử thách hơn nếu các em đã bị “bão hòa” với Economy nhé.
➨ Link download (New Real Longman – Actual test)
Download tài liệu: New Real Longman

IV. Trước khi đi thi + Phương pháp luyện đề:

Tập trung vào luyện đề chuyên sâu, các kiến thức cơ bản đã phải nắm chắc rồi.Muốn đạt điểm cao hơn ngoài những thói quen của bài thi, còn phải làm thật nhiều đề.Tại sao? Để biết được những bẫy của đề bài, cũng như là những lỗi sai mình hay mắc phải.
Trước khi đi thi khoảng 1 tháng: luyện đề chuyên sâu, tổng hợp và theo dõi biểu đồ điểm cụ thể từng phần của mình để nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bài thi.
Rèn luyện với áp lực thời gian, với một chiến thuật thời gian hợp lí. Ví dụ: Với phần Reading, cô thường khuyên các bạn có lượng từ vựng và ngữ pháp tốt rồi nên làm phần đọc hiểu trước, trung bình mỗi câu dành khoảng 45-60s. Vì lúc bắt đầu làm bài bao giờ cũng là lúc các bạn sung sức và có đầu óc minh mẫn nhất. Thâm chí học sinh của cô, đăng kí thi buổi sáng lúc 7h30, nên ngày nào 7h30 cũng thức dậy làm bài thi cho quen “múi giờ” các em ạ.
Khi luyện nghe trong môi trường yên tĩnh, nên nghe loa ngoài cho giống với bài thi thật các em nhé (không dùng headphone nha)!
Nghe: luyện chuyên sâu từng kĩ năng một, luyện từng phần một, tập trung vào các phần mà điểm của mình chưa ổn. Sau đó mới chuyển sang làm cả đề, vì muốn xây nhà tốt, thì móng và từng bộ phận phải tốt đã.

>> TOÀN TẬP "LỘ TRÌNH TỰ HỌC TOEIC CHO NGƯỜI MẤT GỐC" (PDF)

Trong quá trình ôn tập, các bạn nên thường xuyên kiểm tra trình độ của mình qua các bài thi thử để rút kinh nghiệm cho bản thân trước khi "chinh chiến" với đề thật nhé!

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

LÀM SAO ĐỂ GIỎI TIẾNG ANH MÀ KHÔNG PHẢI ĐỐT TIỀN

...

LÀM SAO ĐỂ GIỎI TIẾNG ANH MÀ KHÔNG PHẢI "ĐỐT TIỀN"
1. Mục tiêu của việc học:
Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng Tiếng anh cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy IELTS hoặc TOEIC. Ngôn ngữ là phải dùng được, ngôn ngữ chỉ để thi là ngôn ngữ chết.
2. Phương pháp tiếp cận:
Cái gì mình phải yêu thì mới giỏi được, ghét thì không đời nào. Vì thế nên đừng cắm đầu vào học quyển Grammar xanh xanh của Raymond Murfy nữa. Phải bắt đầu từ những thứ mình thấy thích như nhạc, phim, truyện…
3. Học cái đầu tiên: Phát âm. Phát âm. Phát âm. Phát âm.
Nghe thì đơn giản và dường như chỉ dành cho gà thôi nhưng cái này cực quan trọng mà chỉ 5% những người học trường “top” như Ngoại Thương và Ngoại Ngữ hay Hà Nội là nói hay, đúng ngữ điệu, nói không sai âm và không bị thiếu từ, nghe tự nhiên… :true story:. Mình học bằng phần mềm Tell Me More và Pronunciation Workshop.
Khi học phải ghi âm và sửa 1 cách kiên nhẫn cẩn thận. Không được vội với bước này. Nhưng học phát âm mà tự học giỏi được cũng phải khá là có năng khiếu. Còn không thì đi học thêm giáo viên Việt Nam nào nói thật hay ấy, đừng học giáo viên nước ngoài, người ta không sửa cho mình kĩ được đâu.
4. Nghe Nói trước, Đọc Viết sau.
Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe
Chăm nghe là chắc chắc giỏi tiếng Anh. Và nghe là cách học ngôn ngữ tốt nhất. Nghe ngày nghe đêm không cần hiểu. Bắt đầu nghe bằng cái thật chậm trước đã. Sau 2-3 tuần nghe liên tục thế có thể bắt đầu nghe nhạc và phim.
5. Từ mới là chìa khoá:
Phải có 1 quyển sổ siêu đẹp siêu cute (cả con trai cũng nên mua sổ cute
Zalo
=))) ) để cho mình thật thích viết vào đó, nên viết bút đỏ. Chuyên ghi lại những gì mình học được trong ngày, những “tín hiệu” tiếng Anh mà mình gặp được và học được trong ngày. 1 ngày 10 từ trong 6 tháng chắc chắn là nghe hiểu được khá khá rồi. Dùng cả giấy dán loạn xị trong nhà nữa nhé, viết to đẹp và trang trí lên nữa.
Ngày xưa mình học 50-100 từ/ngày . Do áp dụng kĩ thuật âm thanh tương tự trong quyển Tôi Tài Giỏi ấy. Nhưng không phải ai cũng học được theo cách này,cần sáng tạo 1 tí. Học từ mới qua phim và nhạc, thấy cái văn cảnh nào mình thích thì ghi lại, nhớ là chỉ thấy cái nào mình thích và cho mình nhiều cảm xúc thôi. Học qua quyển Vocabulary in Use trình độ elementary cũng hay.
Sẽ có những thứ các bạn biết thừa các từ lẻ nhưng đọc chẳng hiểu (ví dụ as long as hay là work out…) thì đó là idioms.
6. Nói:
Grammar kills your speaking. Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều.
Để nói có ngữ điệu hay thì không gì bằng nhại phim, người ta nói gì mình nhại theo đó là tự dưng sau 1 tháng sẽ có ngữ điệu tự nhiên. Khi người ta không nói thì mình ngồi bình luận phim hoặc diễn tả hành động diễn viên bằng lời. Cách nữa học nói là luyện nghĩ bằng tiếng Anh. Dịch toàn bộ câu mà mình nghe dc từ người nói chuyện với mình sang tiếng Anh. Dịch keyword thôi nhé, không thì lại không kịp.
Đi các câu lạc bộ speaking như Seamap cũng hay. Không thì ngồi nhà lẩm bẩm 1 mình hoặc nói chuyện với đứa cùng phòng cũng được
7. Đọc và viết:
Đọc truyện đê. Manga là thứ rất lôi cuốn và dễ vào đầu. Search Doraemon hay là Dragon balls, Naruto… (cái này cực kì cực kì hay
Zalo
:D)
Đọc Harry Potter bằng English cũng hay, miễn là cái gì mình thích đọc là được. Hoặc truyện cười .
Đọc sách Kinh Doanh bằng tiếng Anh. Phải chấp nhận là 3 quyển đầu đọc chỉ để học. Quyển thứ 4 đọc là sẽ hiểu hiểu.
Đọc nhiều là viết sẽ lên .
BONUS:
* MỘT SỐ TOOL LUYỆN VIẾT
1. Daily Page sẽ gửi mail cho bạn mỗi ngày vào một giờ nhất điện để nhắc nhở bạn viết về một chủ đề gì đó. Sau khi viết xong bạn có thể share hoặc giữ lại đọc.
2. 750 Words là một trang khuyến khích bạn viết 750 từ mỗi ngày về bất cứ gì bạn có thể nghĩ ra. Trang này như kiểu duoLingo ấy, bạn cố gắng duy trì thói quen mỗi ngày để nhận được điểm.
3. Twords cũng tương tự như các trang trên, có thêm một tính năng là bạn có thể kết nối cùng người khác.
* WEBSITE GIÚP BẠN RÈN LUYỆN 4 KỸ NĂNG
1) Newsmart: luyện reading dựa trên nguồn tin tức của báo Wall Street Journal
2) Adult Learning Activities: giúp bạn luyện kỹ năng Reading, Speaking, Listening. Các bản tin trong này được phân theo các chủ đề : working, law and government, family… và đi kèm giọng đọc Anh mỹ của người bản xứ
3) Listen and write: giúp bạn luyện kỹ năng Listening theo phương pháp nghe chép chính tả
4) VoiceTube: giúp bạn luyện cả Listening lẫn Speaking. Mình thường dùng để luyện Speaking nhái lại giọng đọc của người bản xứ qua các video Ted.com, CNN student news. Rất hay. Thậm chí là luyện Speaking qua các video tạo động lực nữa.
5) IeltsSimon: Quá nổi tiếng. Simon có nhiều bài hướng dẫn cả 4 kỹ năng rất bổ ích. Writing theo mình thấy là hay nhất. Bạn nào chịu khó lục tung những bài viết của Simon từ 2009 đổ lại đến giờ. Đọc hết -> ở nhà tự học Writing cũng được.
6) English Page: trang hệ thống ngữ pháp tiếng Anh có thứ tự lớp lang và rất dễ hiểu
8. Không bao giờ được bỏ cuộc
Thuốc có thể hợp với người này không hợp với người nọ, bạn không học có hứng chỉ là do chưa tìm được đúng thứ mình thích và chưa nỗ lực đủ thôi. Không được trách hay đổ lỗi vì 1 cái gì đó mà 10 năm học rồi vẫn không giỏi tiếng Anh. Tất cả là do mình. Đừng đợi đến khi ra trường rồi mới học vì chắc chắn chẳng còn thời gian đâu. Việc hôm nay là của hôm nay.Nhớ là không ngừng tìm cho mình chỗ học mới, phương pháp mới và tài liệu mới nhé. Mình ngày xưa mất công down và mua tới gần 200GB tài liệu cơ đấy. Tiếng Việt đã là ngôn ngữ khó nhất nhì thế giới rồi đấy. Tiếng Anh là còn dễ chán. CHẮC CHẮN bạn có thể giỏi mà.Trong 1000 sinh viên chắc chỉ có khoảng dưới 100 sinh viên là giỏi tiếng Anh, 80 trong số giỏi ấy là từ khối D và có sẵn năng khiếu nào đó về ngôn ngữ rồi. Và 20 là từ khối A, và trong 20 ấy chắc chỉ có vài ba người là tự học thành tài - số này hiếm như lá mùa thu. Những gì bạn được đọc là thuộc vào hàng rất hiếm đó.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA - Cách phát âm chuẩn quốc tế

 Tags:     

Bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ - International Phonetic Alphabet viết tắt IPA là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà các bạn cần nắm vững khi bắt đầu học tiếng Anh.
Khác với tiếng Việt, khi học tiếng Anh bạn phải tìm hiểu về phiên âm quốc tế để hiểu rõ cách phát âm chứ không phải nhìn vào mặt chữ của từ đó.
I. BẢNG PHIÊN ÂM TIẾNG ANH VÀ CÁCH PHÁT ÂM

1. Bảng phiên âm tiếng Anh IPA đầy đủ

Không giống mặt chữ cái, bảng phiên âm là những ký tự Latin mà bạn sẽ thấy khá là lạ lẫm. Cả thảy có 44 âm tiếng Anh cơ bản mà chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng bảng phiên âm và cách phát âm đúng theo chuẩn quốc tế cho bạn ngay dưới đây.
Trong từ điển, phiên âm sẽ được đặt trong ô ngoặc bên cạnh từ vựng. Bạn dựa theo những từ này để phát âm chính xác từ đó.
Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA có 44 âm trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).
Dưới đây là bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ để các bạn tham khảo:
Bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ

Bạn có thể download bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế này về dán lên tường để học ôn
Ký hiệu:
- Vowels - Nguyên âm
- Consonants: Phụ âm
- Monophthongs: Nguyên âm ngắn
- Diphthongs: Nguyên âm dài
Ví dụ: Ta có hai cặp từ này:
- Desert /di'zə:t/ (v) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ 

- Desert /'dezət/ (n) = sa mạc

Nó còn có thể đọc là /ˈdez•ərt/ - chỉ khu đất rộng rãi, ít mưa, khô nữa.
-> Cặp từ này giống nhau về cách viết nhưng phát âm và nghĩa của từ khác nhau.
Phiên âm của các từ, bảng phiên âm tiếng Anh
Hay ví dụ khác:
Cite /sait/ (v) = trích dẫn

Site /sait/ (n) = địa điểm, khu đất ( để xây dựng).
 Sight /sait/ (n) = khe ngắm, tầm ngắm; quang cảnh, cảnh tượng; (v) = quan sát, nhìn thấy
-> Ba từ này thì phát âm đều giống nhau nhưng cách viết và nghĩa của từ khác nhau.
Đây là những trường hợp tiêu biểu mà bạn có thể thấy rõ sự khác biệt của mặt chữ - phát âm – nghĩa của từ.
Cách phát âm 44 âm chuẩn quốc tế bạn cần luyện tập đến khi thuần thục vì đây chính là mấu chốt giúp bạn phát âm đúng, nói chính xác. Vì có những cặp từ như đã kể ví dụ ban đầu, mặt chữ giống nhau nhưng cách đọc khác nhau và cũng ngược lại có những cặp từ đọc thì giống nhau nhưng mặt chữ lại khác nhau.

2. Cách phát âm chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Phân chia bảng nguyên âm tiếng Anh 44 âm sẽ có 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
Đây là video giới thiệu từ Ms.Jenny, để các bạn học trực tiếp nha. Học qua video sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn nhé:
Nguyên âm là những âm khi phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trợ. Đây gọi là những âm được tạo ra bởi dao động của thanh quản.
Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm để tạo thành tiếng - trên mặt chữ là các từ.
Dựa theo âm từ thanh quản nên khi phát âm, bạn cần cử động lưỡi,môi, lấy hơi để phát âm chuẩn.
Trên mặt chữ, nguyên âm chủ yếu là a,o, i, u, e và thêm bán nguyên âm y,w. Còn đọc theo phiên âm, 20 nguyên âm như sau:
Ta sẽ đi từng âm

 /ɪ/
Đây là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh.
Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: his /hiz/,  kid /kɪd/

 /i:/
  
Là âm i dài, bạn đọc kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên. 
Ví dụ: sea /siː/, green /ɡriːn/ 

 /e/
Tương tự âm e tiếng Việt nhưng cách phát âm cũng ngắn hơn.
Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm / ɪ / , lưỡi hạ thấp hơn âm / ɪ /
Ví dụ: bed /bed/ , head /hed/

 /ə/
Âm ơ ngắn, phát như âm ơ tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn.
Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng
 Ví dụ: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/

 /ɜ:/
Âm ơ dài.
Âm này đọc là âm ơ nhưng cong lưỡi. Bạn phát âm / ə / rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng
Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm
Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/

 /ʊ/
Âm u ngắn, khá giống âm ư của tiếng Việt.Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: good /ɡʊd/, put /pʊt/ 

 /u:/
Âm u dài, âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn.
Môi tròn, lưỡi nâng cao lên
Ví dụ: goose /ɡuːs/, school /sku:l/

 /ɒ/
Âm o ngắn, tương tự âm o tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: hot /hɒt/, box /bɒks/

 /ɔ:/
Phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng.
Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm
Ví dụ:  ball /bɔːl/, law /lɔː/

 /ʌ/
Âm lai giữa âm ă và âm ơ của tiếng Việt, na ná âm ă hơn. Phát âm phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao
Ví dụ: come /kʌm/, love /lʌv/

 /ɑ:/
Âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng.
Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/

 /æ/
Âm a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp
Ví dụ: trap /træp/, bad /bæd/

 /ɪə/
Nguyên âm đôi.Phát âm chuyển từ âm / ʊ / rồi dần sang âm /ə/.
Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước
Ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/

 /eə/
Phát âm bằng cách đọc âm  / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Môi hơi thu hẹp. Lưỡi thụt dần về phía sau
Âm dài hơi, ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/

/eɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên
Ví dụ: face /feɪs/, day /deɪ/

 /ɔɪ/ 
Phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước
Âm dài hơi, ví dụ: choice /tʃɔɪs/, boy /bɔɪ/

 /aɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước
Âm dài hơi, ví dụ: nice /naɪs/, try /traɪ/

/əʊ/
  
Phát âm bằng cách đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Môi từ hơi mở đến hơi tròn.  Lưỡi lùi dần về phía sau
Ví dụ: goat /ɡəʊt/, show /ʃəʊ/

 /aʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.
Môi Tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau
Âm dài hơi, Ví dụ:mouth/maʊθ/, cow /kaʊ/

 /ʊə/

Đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/.
Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên
Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: sure /∫ʊə(r)/ ,  tour /tʊə(r)/

 Còn phụ âm là âm phát ra mà luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở như răng, môi va chạm, lưỡi cong chạm môi…Đây gọi là âm phát từ thanh quản qua miệng. Phụ âm không được sử dụng riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ mới phát được thành tiếng trong lời nói.
Có 24 phụ âm, với mặt chữ tương tự chữ cái còn lại.
Ta học từng âm

 /p/ 
Đọc gần giống âm P của tiếng Việt, hai môi chặn luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ
Ví dụ: pen /pen/, copy /ˈkɒpi/

 /b/ 
Đọc tương tự âm B trong tiếng Việt. Để hai môi chặng không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: back /bæk/, job /dʒɒb/

/t/  
Đọc giống âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới.
Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, tạo sự rung ở dây thanh quản.
Ví dụ: tea /tiː/, tight /taɪt/ 

 /d/ 
Phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, vẫn bật hơi mạnh hơn. Bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản như đọc âm trên. 
Ví dụ: day /deɪ/, ladder /ˈlædə(r)/

 /t∫/ 
Cách đọc tương tự âm CH. Nhưng khác là môi hơi tròn, khi ói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.
Ví dụ: church /ʧɜːʧ/, match /mætʃ/

 /dʒ/  
Phát âm giống / t∫ / nhưng có rung dây thanh quản.
Cách đọc tương tự: Môi hơi tròn, chi về trước. Khi khí phát ra,môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ví dụ: age /eiʤ/, gym /dʒɪm/

 /k/  
Phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh.
Ví dụ: key /ki:/, school /sku:l/

 /g/  
Phát âm như  âm G của tiếng Việt.
Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.
Ví dụ:  get /ɡet/, ghost /ɡəʊst/

 /f/ 
Đọc âm tương tự PH trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: fat /fæt/, coffee /ˈkɒfi/ 

 /v/    
Đọc như âm V trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: view /vjuː/, move /muːv/

 /ð/ 
Cách phát âm là đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.
Ví dụ: this /ðɪs/, other /ˈʌðə(r)/

 /θ/ 
Khi đọc âm này, nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung. 
Ví dụ: thin /θɪn/, path /pɑːθ/

 /s/ 
Cách phát âm như âm S. Bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản.   
Ví dụ: soon /suːn/, sister /ˈsɪstə(r)/

 /z/ 
Bạn phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
Ví dụ: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/

/∫/ 
Khi đọc âm này, thì môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.
Ví dụ: ship /ʃɪp/, sure /ʃɔː(r)/ 

 /ʒ/  
 Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản
Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/

/m/ 
Đọc giống âm M trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi
Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/

/n/ 
Đọc như âm N nhưng khi đọc thì  môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: nice /naɪs/, sun /sʌn/ 

/ŋ/ 
Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm
Ví dụ: ring /riŋ/, long /lɒŋ/


/h/ 
Đọc như âm H tiếng Việt, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung
Ví dụ: hot /hɒt/, behind /bɪˈhaɪnd/ 

/l/ 
Cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.
Ví dụ:  light /laɪt/, feel /fiːl/

/r/ 
Đọc khác âm R tiếng Việt nhé. Khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng
Ví dụ: right /raɪt/, sorry /ˈsɒri/

/w/ 
Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng
Ví dụ: wet /wet/, win /wɪn/


/j/ 
Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.
Ví dụ: yes /jes/ , use /ju:z/
Các bạn có thể lên Youtube, tìm kiếm bài học cách phiên âm tiếng Anh để tự học với hình ảnh và ví dụ sinh động khác. Những video dạy phát âm nước ngoài ở các kênh như BBC Learn English, English Vid...theo chuẩn người bản xứ là nguồn tốt để các bạn học tập. 

Tổng kết và lưu ý:

Cách phát âm 44 âm tiếng Anh chuẩn quốc tế phải kết hợp môi,lưỡi, thanh với nhau. Dưới đây là lưu ý khi phát âm các bạn cần nhớ
Với môi:
- Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- Môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
- Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
Với lưỡi
- Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
-  Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.
- Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
- Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
- Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Với dây thanh quản
- Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Để học phát âm chuẩn, bạn chọn hai bộ sách này luyện theo giọng yêu thích:
II. LƯU Ý QUY TẮC PHÁT ÂM TIẾNG ANH VỚI NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM

1. Với bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm

Ví dụ ở đây:
You – phụ âm nhưng gym thì lại là nguyên âm.
We – phụ âm nhưng Saw - nguyên âm

2. Về phụ âm g

- Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ
Ví dụ: gYm, gIant, gEnerate,hugE, languagE,vegEtable...
- Nếu sau g là các nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g
Ví dụ: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic,...

3. Đọc phụ âm c

C – được đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e Ví dụ: city, centure, cycle, cell, cyan,...
C- đọc là K nếu theo sau là nguyên âm a,u,o
Ví dụ: cat, cut, cold, call, culture, coke,...
4. Đọc phụ âm r
Nếu đi trước r là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì có thể lược bỏ đi.
Ví dụ:
Với từ interest có phiên âm đầy đủ là ˈɪntərəst/ˈɪntərest.
Nhưng vì trước r là âm ə nên còn được phát âm là ˈɪntrəst/ˈɪntrest(2). Bạn có thể thấy nhiều từ điển viết phiên âm theo trường hợp 2.
5. Về phụ âm j
Trong hầu hết trường hợp, âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm là dʒ.
Ví dụ: jump, jealous, just, job,...
6. Quy tắc phân biệt nguyên âm dài - nguyên âm dài
Có 5 nguyên âm ngắn: ă ĕ ĭ ŏ ŭ
- a ngắn: ă : /æ/ : act, apt, bad, bag, fad,....
- e ngắn: /e/: ben, den, fed, bed,.....
- i ngắn: /I/: bin, bid, in,...
- o ngắn: /ɒ/: hot, Tom, bop,...
- u ngắn: /ʌ/ : cut, sun, bug,...
Và thêm 5 nguyên âm dài được kí hiệu lần lượt là ā ē ī ō ū mà bạn thấy ở trên bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ. Nguyên âm dài là những nguyên âm được phát âm như sau:
- a dài: ā : /eɪ/ : Cake, rain, day, eight,...
- e dài: ē: /i:/ : tree, beach, me, baby, key, field,...
- i dài: ī : /aɪ/ : five, tie, light, my, find, child,...
- o dài: ō : /oʊ/ : nose, toe, toast, no, snow, bold, most,...
- u dài: ū : /u: hoặc ju:/ : new, few, blue, suit, fuel,....
Để phân biệt nguyên âm ngắn dài thì bạn có thể dựa theo các quy tắc sau:
- Một từ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm cuối từ thì đó luôn là nguyên âm ngắn. Vẫn có một số từ ngoại lệ như mind, find nhưng bạn có thể áp dụng quy tắc này cho đa số.
Ví dụ: bug, think, cat, job, bed, ant, act,...
- Một từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó ở cuối từ thì theo quy tắc phát âm tiếng Anh 100% là nguyên âm dài: she(e dài),he, go(o dài), no,..
- 2 nguyên âm đứng liền nhau thì âm đầu là dài còn nguyên âm sau thường không phát âm, gọi là âm câm.
Ví dụ: rain(a, i đứng cạnh nhau a ở đây là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là reɪn), tied(i dài,e câm), seal(e dài,a câm), boat(o dài, a câm)
Ngoại lệ: read - ở thì quá khứ là e ngắn nhưng ở hiện tại là e dài. Và một số từ khác.
- Trong 1 từ nếu 1 nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau (a double consonant) thì đó chắc chắn là nguyên âm ngắn
Ví dụ: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn), robber(o ngắn), egg(e ngắn).
- Một từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau (a double vowel) thì phát âm như 1 nguyên âm dài.
Ví dụ: Peek(e dài), greet(e dài), meet(e dài), vacuum(u dài)
Không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O. Vì nó sẽ tạo thành âm khác nhau: poor, tool, fool, door,..
Không áp dụng nếu đứng sau 2 nguyên âm này là âm R vì khi đó âm đã bị biến đôi: beer.
- Khi Y đứng cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ đọc là âm i dài /ai/
Ví dụ: Cry, TRy, by,shy,...
7. Chú ý nguyên âm - phụ âm để viết đúng chính tả
- Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên.
Ví dụ: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn)
- Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì ta cũng gấp đôi chúng lên.
Ví dụ: rabbit(a ngắn), maNNer(a ngắn), suMMer(u ngắn), haPPy(a ngắn), hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn),...
Bạn nhớ quy tắc này thì khi viết lại từ theo âm bạn sẽ tránh được lỗi Spelling. Ví dụ bạn nghe đọc là Compass nhưng nếu nắm quy tắc bạn biết sau nguyên âm a ngắn sẽ cần hai chữ S, tránh được lỗi viết compas.
8. Nguyên âm e
Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì em sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Họ gọi đó là Magic e, silient e, super e...
Ví dụ:
bit /bɪt/ => bite /baɪt/
at /ət/ => ate /eɪt/
cod /kɒd/ => code  /kəʊd/ 
cub /kʌb/ => cube /kjuːb/
met /met/ => meet  /miːt/
Đây là một mẹo hình thành nguyên âm dài trong tiếng Anh hiện nay.
Một số quy tắc về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh trên, các bạn hãy chú ý nhé. Trường hợp đúng không phải 100% nhưng sẽ đúng với đa số nên hãy áp dụng để dễ nhớ phiên âm, viết từ chính xác hơn.

Phương pháp mới

 ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU HỌC TIẾNG ANH Cách học Tiếng Anh hiệu quả cho người mất gốc. NẾU BẠN ĐANG: - Không biết bắt đầu học từ đâu - Học trước quê...